Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập.
Dịch tư vấn thành lập công ty hợp danh của chúng tôi:
Tư vấn trước khi thành lập công ty hợp danh: - Tư vấn về lựa chọn tên, trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. - Tư vấn về cơ cấu góp vốn trong doanh nghiệp. - Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành của doanh nghiệp. - Tư vấn mối quan hệ giữa các chức danh quản lý. - Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty. - Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh.
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định (theo mẫu). 2. Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh (theo mẫu). 3. Danh sách thành viên công ty hợp danh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định (theo mẫu). Kèm theo danh sách thành viên phải có: - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP đối với thành viên sáng lập là cá nhân; - Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Ghi chú:
Nếu thành viên góp vốn là tổ chức, nộp các loại giấy tờ sau: - Doanh Nghiệp Nhà Nước: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án góp vốn vào công ty. - Công Ty TNHH có Hai Thành Viên trở lên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc cho phép công ty tham gia góp vốn. - Công Ty Cổ Phần: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc cho phép công ty tham gia góp vốn. - Công Ty TNHH Một Thành Viên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc cho phép công ty tham gia góp vốn. - Công Ty Hợp Danh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc cho phép công ty tham gia góp vốn. - Hợp Tác Xã: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nghị quyết và biên bản họp của Đại hội xã viên hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ hợp tác xã về việc cho phép hợp tác xã tham gia góp vốn. - Đối với các cơ quan hành chính nhà nước mà trong ngân sách có nhiệm vụ chi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002; Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc chi cho góp vốn. - Đối với tổ chức chính trị, chính trị xã hội: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia góp vốn. - Đối với các hiệp hội khác: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động và giấy tờ của cơ quan này về việc cho phép hiệp hội tham gia góp vốn. - Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên sáng lập của công ty: + Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo khoản a) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước. + Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ + Thời gian hẹn cấp Giấy CN ĐKKD là 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ |